Disney mạnh tay loại bỏ Love, Victor vì yếu tố đồng tính và câu chuyện kiểm duyệt của nhà Chuột

Disney mạnh tay loại bỏ Love, Victor vì yếu tố đồng tính và câu chuyện kiểm duyệt của nhà Chuột

Đây không phải lần đầu tiên Disney mạnh tay với các dự án có yếu tố đồng tính, trước đó hãng cũng đã chuyển thẳng tay tác phẩm Love, Simon sang nền tảng Hulu mà không cho trình chiếu trên Disney+

Hé lộ
28/02 2020
Disney+ là nền tảng stream video trực tuyến mới được Walt Disney ra mắt hồi tháng 11 năm ngoái. Theo định nghĩa, đây sẽ là nền tảng phục vụ giải trí gia đình, tức là đối tượng có thể xem cũng như các chương trình phát sóng cần được phổ biến rộng rãi đến nhiều thế hệ, trong đó tất nhiên không thể thiếu trẻ emthanh thiếu niên (đối tượng khán giả chính nhất mà Disney hiện đang khai thác với các sản phẩm từ điện ảnh đến truyền hình, trò chơi và âm nhạc...)
Disney+ là sản phẩm trọng tâm trong việc thay đổi quy tắc phân phối tác phẩm của Walt Disney
Disney+ là sản phẩm trọng tâm trong việc thay đổi quy tắc phân phối tác phẩm của Walt Disney
Ngay trước ngày ra mắt dịch vụ, nhiều chuyên gia nhận định đây sẽ là nơi mà Disney thực hiện chính sách kiểm tra nghiêm ngặt cho các nội dung. Một giới hạn 13 tuổi có thể đặt ra, tức là các bộ phim/ chương trình được phát hành cùng lắm chỉ được dán nhãn PG-13 (Cấm khán giả dưới 13 tuổi) chứ không thể hơn. Điều này có lẽ đã trở thành sự thật khi trên website của cả dịch vụ Disney+ và The Walt Disney Company đều có một tuyên bố rất rõ ràng về việc hãng sẽ tập trung bảo vệ nền tảng trực tuyến này cho sự an toàn của trẻ nhỏ và Disney cũng phát hành cả một văn bản hướng dẫn phụ huynh khi cho trẻ tiếp cận với môi trường trực tuyến mới mẻ này.
Giới hạn PG-13 có lẽ đã không quá xa lạ với những khán giả thường xuyên yêu thích các tác phẩm của Nhà Chuột. Đa phần các phim (bao gồm cả TV Series) đều được Disney hạn định tối đa ở mức kiểm duyệt kể trên. Trong đó nổi bật nhất là các tác phẩm thuộc MCU (chứa nhiều yếu tố bạo lực và giả tưởng) cũng đã được Disney cố gắng lược bớt các hiệu ứng như chém giết, đổ máu hay thậm chí thay đổi (hoặc giấu đi) các xuất thân thực sự của nhân vật để phù hợp hơn với khán giả đại chúng.
Bài toán doanh thu làm khó Disney trong việc ủng hộ LGBT
Bài toán doanh thu làm khó Disney trong việc ủng hộ LGBT
Một trong những yếu tố tiên quyết đánh dấu mức xếp hạng phổ biến phim trên thế giới (và cả ở Việt Nam) là yếu tố nội dung. Ngoài sử dụng các hình ảnh bạo lực, hút thuốc hay nói tục, quan hệ tình dục... để đánh giá phim có phải phim chỉ dành cho người trên 16 (hoặc trên 18) hay không thì các yếu tố liên quan đến LGBT cũng là đã được xếp vào danh sách này.
Love, Simon ra mắt năm 2018 là tác phẩm lấy đề tài đồng tính nam chuyển thể từ tiểu thuyết của tác giả Becky Albertalli từng gây tiếng vang lớn khi được ra mắt. Phim không chỉ được đánh giá tương đối tốt về mặt nội dung (với 72/100 điểm Metascore - nhiều hơn mức trung bình các tác phẩm gần đây của Disney như Dumbo, Maleficent 2, Star Wars: The Rise of Skywalker...) mà doanh thu cũng không hề tệ. Với chỉ 10 triệu đô kinh phí sản xuất, phim mang về hơn 65 triệu đô doanh thu phòng vé và 6 triệu đô tiền bán đĩa. Nhận thấy sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả, 20th Century Fox (và giờ là 20th Century Studios) đã đặt hàng làm thêm một TV Series với tên Love, Victor ăn theo Love, Simon để trình chiếu trên nền tảng Disney+. Tuy nhiên theo những gì được trang Variety đăng tải, 10 tập phim sắp tới sẽ không được trình chiếu do chứa các yếu tố liên quan đến đồ uống có cồn và LGBT. Disney+ hiện cũng đã từ chối Love, Simon, bộ phim có sự tham gia của Nick Robinson bị di dời sang một nền tảng khác là Hulu (Walt Disney hiện cũng có cổ phần tại nền tảng này nhưng do Comcast sở hữu và vận hành).
Love Simon không được trình chiếu trên nền tàng Disney+ dù đã là tài sản của Walt Disney
Love Simon không được trình chiếu trên nền tàng Disney+ dù đã là tài sản của Walt Disney
Mặc dù sở hữu lượng nhân vật đồ sộ cả người thực lẫn hoạt hình, tuy nhiên trên thực tế Disney luôn tránh né đề tài LGBT. Hãng cũng đã một vài lần sử dụng 'quân cờ' này để truyền thông như trường hợp của LeFou (Beauty and The Beast) năm 2017. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhân vật trong phim lại không được như mong đợi khi phân cảnh có nhắc đến giới tính của anh chỉ là thông qua một bài hát vô thưởng vô phạt, nhân vật có tạo hình và xuất thân (người hầu) không đủ sức hút và có thể không phản ánh những gì mà cộng đồng LGBT mong đợi.
Gần đây nhất là trường hợp của nhân vật Specter trong bộ phim hoạt hình Onward sắp ra mắt của Pixar. Disney công khai giới tính thứ 3 của nhân vật này nhưng cũng như LeFou, Specter sở hữu ngoại hình không mấy bắt mắt và đây thực chất cũng không phải con người (quỷ lùn).
Một bộ phận khán giả đã phản đối việc Disney không mấy mặn mà với công tác thể hiện sự công bằng trong các ấn phẩm truyền thông (vốn là điều kiện tốt để thay đổi suy nghĩ của xã hội). Họ nhận định những gì Disney làm chỉ giống như một chiêu trò nhằm câu kéo người xem đến rạp. Nhiều phân đoạn sau đó còn bị cắt xén nhằm thỏa mãn các thị trường vốn bảo thủ với đề tài này như Trung Quốc hay Nga.
Spectre tiếp tục gây nên tranh cãi trong câu chuyện về tính công bằng của Walt Disney. Ảnh: Pixar
Spectre tiếp tục gây nên tranh cãi trong câu chuyện về tính công bằng của Walt Disney. Ảnh: Pixar
Disney đã liên tiếp phá kỷ lục doanh thu phòng vé nhiều năm trở lại đây khi dẫn đầu câu lạc bộ phim tỷ đô với hàng loạt các bom tấn, tạo nên sức hút mạnh mẽ và sự yêu mến đến đông đảo người hâm mộ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vốn là một công ty truyền thông đại chúng, Disney cần có những bước đi mạnh bạo hơn để thể hiện quan điểm cứng rắn trong việc mang lại sự công bằng và giá trị thay đổi nhận thức xã hội.
Vui lòng chờ! Đang tải...
Vui lòng chờ! Đang tải...
Từ năm 2018
Phiên bản 23.05
Theo dõi Cinematone trên:
Hotline: 0927 20 12 18
Thiết kế và phát triển bởi Christ Design
Vận hành bởi Cinematone.info
Nội dung đang được tải...