Vì sao khán giả Việt e dè với vũ trụ của Star War?

Vì sao khán giả Việt e dè với vũ trụ của Star War?

Star War là một trong những thương hiệu điện ảnh lâu đời và được yêu thích nhất tại Mỹ và một số quốc gia Châu Âu, tuy nhiên, phim lại bị ghẻ lạnh tại nhiều quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam bất chấp việc được đầu tư kinh phí lớn, dàn diễn viên ngôi sao và kỹ xảo hình ảnh hoành tráng

Hiểu biết
31/10 2019

Trong số vô vàn các thương hiệu điện ảnh lớn trên thế giới, Star War là một trong số ít các thương hiệu bị khán giả Việt ghẻ lạnh. Đa phần sự đón nhận dành cho các tác phẩm thuộc  nhượng quyền này đều khá mờ nhạt khiến doanh thu của phim tại thị trường Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung không thực sự khả quan.

Tuy nhiên, trong danh sách các phim ăn khách nhất mọi thời đại tại thị trường Hoa Kỳ, Star War vẫn là thương hiệu đứng đầu với thành tích 936 triệu đô-la Mỹ (hồi năm 2015), trong khi đó, Avengers: Endgame ra mắt hồi hè năm nay cũng chỉ mới xếp thứ 2 khi mang về khoảng 858 triệu đô-la. Vậy, vì sao lại có nghịch lý kì lạ này?

Những biểu tượng gắn liền với thương hiệu trở lên khá xa lạ với khán giả Việt. Ảnh: Lucasfilm

Những biểu tượng gắn liền với thương hiệu trở lên khá xa lạ với khán giả Việt. Ảnh: Lucasfilm

Star War là tài sản giá trị và thành công nhất của George Lucas - người đã thành lập hãng LucasfilmIndustrial Light & Magic (một trong những công ty thực hiện kỹ xảo và hiệu ứng hình ảnh nổi tiếng nhất hiện nay).

Cùng với Star War, Lucas cũng là người sáng tạo nên thương hiệu Indiana Jones chứ danh. Cả hai thương hiệu này đều rất nổi tiếng và lôi cuốn nhiều thế hệ người xem tại Mỹ từ những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ 20. Việc ra đời quá sớm khiến các tác phẩm này đều rất xa lạ với thế hệ khán giả nước ngoài, đặc biệt như Châu Á hay Việt Nam.

Năm 1977, khi Việt Nam vừa được giải phóng, khi nhu cầu giải trí còn chưa cao và các phương tiện văn hóa nước ngoài chưa phổ biến, ở bên kia bờ Thái Bình Dương, George Lucas cho ra đời tập phim đầu tiên về thương hiệu Star War mang tên Star Wars: Episode IV – A New Hope với sự tham gia của Mark Hamill, Harrison Ford, Carrie Fisher, Peter Cushing...

Với chủ đề khoa học viễn tưởng và du hành không gian, Star War mở ra một chương rất mới lạ cho điện ảnh với những thuật ngữ và công nghệ giả tưởng đi trước thời đại. Với kinh phí chỉ vỏn vẹn 11 triệu đô, phim mang về đến 775 triệu đô-la Mỹ doanh thu phòng vé, thôi thúc Lucas sản xuất tiếp 2 phần tiếp theo của trilogy này.

Hai tập tiếp theo được đánh số Episode VEpisode VI được ra mắt vào năm 1980 và 1983 tiếp tục được công chúng đón nhận, đưa Star War trở thành thương hiệu điện ảnh ăn khách nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu cho thấy, phần phim thứ 3 với kinh phí ước chừng trong khoảng 40 triệu đô-la Mỹ mang về doanh thu kém hơn kỳ vọng. Tổng doanh thu cả 3 phần lúc đó rơi vào khoảng gần 1.9 tỷ đô-la Mỹ trong khi kinh phí làm phim được ước tính khoảng 70 triệu đô.

Với tiềm năng về tuyến truyện trải dài qua nhiều thời kỳ, nhân vật, George Lucas khi ấy tiếp lộ rằng ông cũng đang có kế hoạch phát triển một series gồm 9 tập phim về Star War. Tuy nhiên, đề thực hiện được điều này, đồng nghĩa với việc, các biên kịch sẽ cần phải viết lại và thêm thắt một số yếu tố để các phần phim liên kết liền mạch với nhau.

Năm 1999, tức sau 7 năm kể từ tập cuối của bộ 3 phim Star War đầu tiên ra rạp, Lucas tiếp tục cho ra mắt Star Wars: Episode I – The Phantom Menace. Dựa theo số đánh dấu thứ tự tập, phim chính là phần tiền truyện của bộ 3 phim đầu tiên. Và chính vì sự xáo trộn này, thế giới của Star War ngày càng trở lên phức tạp hơn, đặc biệt với những khán giả chưa thể theo dõi các phần phim trước.

Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2005, Star War phát triển thêm 3 tập gồm Star Wars: Episode I – The Phantom Menace, Episode II – Attack of the ClonesEpisode III – Revenge of the Sith.

Sau đó 10 năm, vào năm 2015 (lúc này hãng Lucasfilm đã được Disney mua lại toàn bộ tài sản vào năm 2012), khi Lucas đã 71 tuổi, toàn bộ thương hiệu được Disney tin tưởng giao lại cho đạo diễn J. J. Abrams đảm nhận. Lucas không còn trực tiếp tham gia vào bất cứ tập phim nào kể từ đó đến nay. Đồng thời, các phim về Star War thường chỉ nổi bật vào khoảng thời gian từ năm 2015 trở lại đây tại phòng vé Việt khi được quảng bá một cách bài bản và chú trọng hơn.

Tháng 12 này chứng kiến thời khác quan trọng cho kỷ nguyên Skywalker của vũ trụ Star War. Ảnh: Lucasfilm

Tháng 12 này chứng kiến thời khác quan trọng cho kỷ nguyên Skywalker của vũ trụ Star War. Ảnh: Lucasfilm

Tuy nhiên, ba tập phim sản xuất từ năm 2015 đến nay lại là ba phần hậu truyện của loạt phim gốc sản xuất năm 1977 kể trên. Việc không được tiếp cận và do các bản phim cũ có chất lượng thấp không hợp thị yếu, các phim Star War hiện tại trở lên thiếu chi tiết với tuyến nhân vật đồ sộ mà khán giả Việt chưa kịp quen mặt, cũng như những mâu thuẫn phim chưa được hiểu rõ dẫn đến tình trạng khán giả Việt đa phần quay lưng với biên niên sử đồ sộ này.

Để kiểm chứng cho lập luận này, hãy cùng xem lại tập Rogue One: A Star Wars Story do Gareth Edwards đạo diễn được ra rạp năm 2016. Đây là tập ngoại truyện chính thức đầu tiên của thương hiệu điện ảnh tầm cỡ này.

Với việc sử dụng ekip mới, các nhân vật mới và tách xa khỏi mạch truyện gốc, đồng thời hãng cũng lược bỏ nhiều các chất liệu gốc, thay đổi tông màu cùng cách xây dựng lời thoại hiện đại hơn đã cho ra một phần ngoại truyện tương đối thành công, phim nhận được khen ngợi và chú ý của các khán giả quốc tế.

Năm nay, Star War: The Rise of Skywalker được quảng bá như hồi kết quyết định cho những mâu thuẫn kéo dài suốt nhiều thế hệ giữa người Sith và các Jedi hứa hẹn tiếp tục tạo nên thành công mới cho thương hiệu. Dẫu vậy, việc phim được đón nhận như thế nào tại thị trường Việt Nam vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Vui lòng chờ! Đang tải...
Vui lòng chờ! Đang tải...
Từ năm 2018
Phiên bản 23.05
Theo dõi Cinematone trên:
Hotline: 0927 20 12 18
Thiết kế và phát triển bởi Christ Design
Vận hành bởi Cinematone.info
Nội dung đang được tải...