Ròm - Nhiều nuối tiếc và không kém điểm sáng từ đề tài gai góc của xã hội Việt Nam

Ròm - Nhiều nuối tiếc và không kém điểm sáng từ đề tài gai góc của xã hội Việt Nam

Tác phẩm chứa đựng nhiều câu chuyện nhân văn và cài cắm nhiều dụng ý nghệ thuật với các góc máy và lời thoại văn minh - hiện đại.

Ròm
06/10 2020
7.4
Ròm
Mời bạn tham gia chấm điểm cho bộ phim này trên Cinematone!
Điểm tổng hợp trung bình dựa trên các đánh giá từ người dùng Cinematone.
Ròm là bộ phim điện ảnh gây được sự chú ý của khán giả ngay từ khi thắng giải thưởng New Currents của LHP Quốc Tế Busan hồi năm 2019. Bộ phim vướng phải lùm xùm khi bị xử phạt hành chính 40 triệu đồng bởi việc đã đem phim đi tranh giải khi chưa được Cục Điện Ảnh phê duyệt. Ngay sau sự kiện này, cùng với những vướng mắt trong quy trình kiểm duyệt và việc liên quan đến hai tác phẩm Hoa Ngữ ra mắt năm ngoái có hình ảnh và nội dung chính trị nhạy cảm, Cục Điện Ảnh đã phải thay đổi quy trình và điều kiện xét duyệt phim nhằm thích ứng với tình hình phát triển của điện ảnh nước nhà. Ròm sau đó được cấp phép phát hành vào tháng 03 năm nay. Tuy nhiên, theo thông tin từ phía ekip đoàn làm phim, Ròm phiên bản chiếu rạp tại Việt Nam đã được chỉnh sửa cùng một số cảnh quay thêm, khởi chiếu chính thức từ hôm 25 tháng 09 sau 1 lần trì hoãn phát hành vào hồi tháng 07.
Sau nhiều khó khăn, Ròm cuối cùng cũng đã được ra rạp trong sự háo hức của người hâm mộ. Ảnh: CJ CGV
Sau nhiều khó khăn, Ròm cuối cùng cũng đã được ra rạp trong sự háo hức của người hâm mộ. Ảnh: CJ HK
Ngay sau khi ra mắt, bộ phim nhận được sự quan tâm lớn khi có sự ủng hộ của nhiều ngôi sao nổi tiếng trong nước cũng như việc trở thành bộ phim Việt Nam đầu tiên ra mắt sau dịch. Ngoài ra, cùng thời điểm Ròm ra mắt, rạp phim gần như hoàn toàn vắng bóng các thương hiệu điện ảnh giải trí lớn. Các yếu tố này khiến khán giả có phần đặt nhiều kỳ vọng cũng như quan tâm đến phần trình diễn của bộ phim.
Trước hết, nên nhớ việc đánh giá hiện tại của Cinematone hoàn toàn dựa trên bản phim được phát hành tại Việt Nam - mà theo đạo diễn Trần Thanh Huy cho rằng "là bản phim tốt". Chúng ta không tính đến bản phim gửi đi dự LHP Busan năm 2019 vì bản phát hành đó được thông báo là đã được yêu cầu hủy bỏ.
Bộ phim mở màn với khung cảnh một chung cư cũ trong lòng TP Hồ Chí Minh hoa lệ. Ở đó, nhiều con người ở nhiều thế hệ khác nhau cùng sinh hoạt trong những căn nhà rách nát, xập xệ. Cái đói nghèo không chừa một ai, từ một giáo viên già về hưu đến một cặp vợ chồng trẻ hay người đàn ông kinh doanh hòm ván đã mất vợ con qua một vụ tai nạn... Những con người này cứ quanh quẩn trong cư gia của họ, chẳng chịu làm việc, ngày ngày mơ mộng đổi đời bằng nghề đánh số đề. Để rồi tạo cơ hội cho những đứa trẻ mồ côi như Phúc hay Ròm kiếm sống. Chúng ngày ngày trở thành "kênh trung gian liên lạc" giữa người ghi đề và các con đề.
Bộ phim lấy đề tài nhạy cảm nhưng lại rất thu hút. Trong nhiều năm trở lại đây hiếm có tác phẩm nào của điện ảnh Việt Nam dám mạnh dạn khai thác những mặt tối của xã hội như Ròm. Câu chuyện thường ngày có thể đang diễn ra ở nhiều nơi với nhiều hoàn cảnh tương tự như vậy hiện lên sống động qua những khung hình của bộ phim. Tác phẩm mở màn rất nhanh với những tình huống dồn dập và chuyển mạch nhanh khiến người xem bị lôi cuốn ngay từ đầu. 
Tác phẩm mạnh dạn khai thác đề tài nhạy cảm của xã hội là một điểm sáng. Ảnh: CJ-HK
Tác phẩm mạnh dạn khai thác đề tài nhạy cảm của xã hội là một điểm sáng. Ảnh: CJ HK
Bộ phim "gói ghém" trong khoảng thời gian tương đối ngắn với một phim điện ảnh (khoảng 80 phút). Trong từng ấy thời gian, việc hoàn thiện câu chuyện là một thử thách khó khăn, đặc biệt là trong tình huống phim đặt ra quá nhiều nhân vật với số phận và hoàn cảnh khác nhau. Mặc dù cùng chung các nghèo đó, nhưng trong phim mỗi người mang trong mình những ước mơ và lí trí riêng biệt. Giống như các bộ phim có chung phong cách Chủ nghĩa hiện thực xã hội khác, bộ phim khắc họa có phần hơi "thậm xưng" thực tế để đổi lấy cao trào. Tuy nhiên, các cao trào mâu thuẫn đó sau cùng không được khai thác hết mà dường như là để mở ra một điều gì đó mới hơn, ngụ ý còn tiếp diễn và không có hồi kết.
Hai nhân vật Ròm và Phúc trong phim liên tục rượt đuổi nhau từ nơi này đến nơi khác. Nếu khắt khe, khán giả có thể cho rằng thực tế không cần có sự chạy đuổi liên tục như vậy để kể hết câu chuyện trong phim. Tuy nhiên xét về khía cạnh điện ảnh, việc để các nhân vật có diễn biến tâm lý phức tạp và hành động không tuân theo logic thông thường cũng là chuyện không phải hiếm. Đặc biệt trong trường hợp của Ròm và Phúc, cả hai đều là những đứa trẻ vị thành niên, thiếu giáo dục từ gia đình và trường học.
Tuy nhiên, Ròm vẫn là một tác phẩm dang dở và chưa thực sự nhuần nhuyễn. Ảnh: CJ HK
Tuy nhiên, Ròm vẫn là một tác phẩm dang dở và chưa thực sự nhuần nhuyễn. Ảnh: CJ HK
Phim có góc quay đẹp và hiện đại. Phần lớn các cảnh quay trong phim đều dùng các góc quay động. Tuy nhiên Ròm có phần hơi lạm dụng góc máy để truyền tải ý đồ khiến nhiều lúc người xem hơi bị bối rối khi theo dõi tác phẩm. Nếu như phim được kéo dài ra khoảng từ 100 đến 120 phút, việc liên tục sử dụng các góc máy chuyển động sẽ khiến phim trở lên hỗn loạn và khó theo dõi.
Các diễn viên thể hiện tương đối tốt trong các phân cảnh hành động. Nét diễn tự nhiên và chú trọng hình thể. Dẫu vậy, điểm trừ đến từ phần lời thoại. Nếu đặt Ròm (Trần Anh Khoa) và Phúc (Nguyễn Phan Anh Tú) cạnh những nhân vật đàn anh đàn chị như Cát Phượng hay Mai Thế Hiệp, phần đọc thoại của những diễn viên trẻ này trở nên khó nghe và đôi lúc còn nhỏ đến mức không kịp hiểu họ đang nói gì. Kịch bản cũng có phần hơi rời rạc khi không chú trọng đến việc xử lý các đoạn thoại dài mà thay vào đó là các câu ngắn, không liền mạch. 
Màu phim đẹp mắt vừa phải. Ròm là một trong những bộ phim có phần dựng màu tương đối xuất sắc. Màu phim không bị quá mờ hay cháy sáng như những phim Việt thời gian gần đây.
Nhìn chung, Ròm là một bộ phim tuy có đề tài tốt nhưng chưa thể khai thác hết những gì nó gợi mở. Tác phẩm đuối dần về sau cũng như không thể gây lại lưu luyến, vương vấn hay suy ngẫm cho khán giả. Đạo diễn đã thể hiện tương đối tốt tầm nhìn cũng như hiện thực xã hội nhưng việc đặt trọng trách vào hai diễn viên trẻ tay ngang thực sự là một sự liều lĩnh lớn cần cân nhắc.
Cinematone đánh giá 7/10 cho phim Ròm. Độc giả có thể xem thêm các đánh giá tổng hợp cho Ròm tại đây.
Vui lòng chờ! Đang tải...
Vui lòng chờ! Đang tải...
Từ năm 2018
Phiên bản 23.05
Theo dõi Cinematone trên:
Hotline: 0927 20 12 18
Thiết kế và phát triển bởi Christ Design
Vận hành bởi Cinematone.info
Nội dung đang được tải...