Shazam: Fury of the Gods - Kỹ xảo nâng cấp trên nền kịch bản giải trí, hài hước, đơn giản

Shazam: Fury of the Gods - Kỹ xảo nâng cấp trên nền kịch bản giải trí, hài hước, đơn giản

Tác phẩm mở màn năm 2023 của DCEU sở hữu một kịch bản dù còn đơn giản, nhẹ nhàng tuy nhiên bù đắp vào đó là yếu tố kỹ xảo được nâng tầm so với phần phim đầu. Nhịp phim giữ ổn định, đủ cao trào với câu chuyện về nguồn gốc nhân vật được lồng ghép khéo léo, rõ ràng.

6.2
Shazam! Cơn Thịnh Nộ Của Các Vị Thần
Mời bạn tham gia chấm điểm cho bộ phim này trên Cinematone!
Điểm tổng hợp trung bình dựa trên các đánh giá từ người dùng Cinematone.

Dự án mở màn năm 2023 và cũng là một trong những tác phẩm cuối cùng của DCEU trước khi chính thức chuyển giao sang giai đoạn mới, Shazam: Fury of the Gods, đã ra mắt người hâm mộ toàn cầu từ ngày 17 tháng 03 vừa qua.

Phim được chú ý và nhận nhều kỳ vọng khi phần đầu tiên ra mắt năm 2019 không chỉ thành công ở phương diện phòng vé mà còn được giới phê bình cũng như khán giả đại chúng đánh giá tích cực. Đặc biệt hơn nữa, sự xuất hiện của Shazam 2 giữa bối cảnh thế giới giả tưởng siêu anh hùng của DC hiện đã có một giai đoạn chuyển giao nhiều biến động dưới thời James Gunn, vừa là cú hích về mặt truyền thông vừa có thể là tiếng nói quyết định đến tương lai thương hiệu điện ảnh này.

Shazam! Fury of The Gods
Shazam! Cơn Thịnh Nộ Của Các Vị Thần
3.5
Điểm đánh giá này chỉ phản ánh quan điểm của riêng người viết.
Điểm tổng hợp đánh giá của độc giả được hiển thị trong trang thông tin phim.

Shazam: Fury of the Gods nối tiếp phần phim đầu tiên, khi này những người hùng đã bước vào tuổi vị thành niên, đối mặt với những khác biệt trong suy nghĩ, tư duy cũng như tương lai của chính mình bởi tất cả vốn đều là những đứa trẻ mồ côi, đa dạng chủng tộc cũng như cá tính khác nhau.

Nhân vật chính của bộ phim, cậu bé Billy Batson giờ đây cũng gặp những thách thức tương tự khi cuộc khủng hoảng danh tính ập đến, thách thức bản năng khẳng định giá trị của chính mình cũng như cố gắng duy trì mối quan hệ khăng khít giữa các thành viên trong gia đình do sợ hãi việc bị bỏ rơi từ trong quá khứ.

Trong lúc đó, những nữ thần con gái của Titan Atlas tìm đến Trái Đất nhằm lấy lại sức mạnh cổ đại của họ khi biết rằng chiếc gậy quyền năng nay đã được tìm thấy và hiện đang trưng bày trong một bảo tàng địa phương. Cuộc trả thù không chỉ nhắm đến các siêu anh hùng mà còn ảnh hưởng đến tương lai của cả một vùng đất rộng lớn cũng như đe dọa tồn vong của nhân loại.

Bộ phim trước hết tạo được ấn tượng với việc thiết lập một câu chuyện có tính liền mạch, ăn khớp với phần phim đầu tiên. Nhóm siêu anh hùng dù ở cả bản trưởng thành hay thiếu niên đều duy trì sự thống nhất về cá tính, cách suy nghĩ, triển khai hành động. Điều này là tín hiệu rất đáng tích cực và nên được khen ngợi cho dự án. Ngoài ra, tác phẩm cũng liên tục sử dụng lại các mẩu thông tin lặp lại từ tập trước đề đưa vào nhằm xóa nhòa đi lằn ranh tuổi tác khi này đã ảnh hưởng rất nhiều đến các diễn viên trẻ.

Nhóm siêu anh hùng đối đầu với các vị thần thực sự trong phần phim tiếp theo

Nhóm siêu anh hùng Shazam đối đầu với các vị thần thực sự trong phần phim tiếp theo

Bên cạnh đó, tuyến nhân vật phản diện xây dựng có sự khác biệt so với những tác phẩm cùng đề tài siêu anh hùng khác. Cao trào của bộ phim không thiết lập theo hướng vĩ mô mà chỉ tập trung vào những tình tiết đơn giản nhưng vẫn giữ được sự thuyết phục cần thiết. Giống như câu thoại của nhân vật Hespera (do nữ diễn viên Helen Mirren thủ vai) trong bộ phim, Shazam! Fury of The Gods rõ ràng là một câu chuyện mang tính "rất cá nhân". Và cũng chính vì sự cá nhân đó, kịch bản phim dù có cơ hội phát triển theo chiều hướng đa dạng cũng như cởi mở hơn nhưng lại còn khá đơn giản và hơi loãng.

Tác phẩm của David F. Sandberg giữ được nhịp độ ổn định từ đầu đến cuối dù có thời lượng hơn 130 phút. Dẫu vậy, chính việc phát triển với quá đông đúc nhân vật cùng các diễn biến cá nhân đã đẩy Shazam! Fury of The Gods vào một thế khó, đôi lúc có phần hỗn loạn khi các cuộc đấu tranh nội tâm đều lược bớt, nhân vật thay đổi nhanh chóng cũng như cách giải quyết cao trào còn mơ hồ, đơn điệu.

Phim có kỹ xảo tốt nhưng dàn dựng có phần vội vàng, đánh mất nhiều giá trị cảm xúc cần thiết

Phim có kỹ xảo tốt nhưng dàn dựng có phần vội vàng, đánh mất nhiều giá trị cảm xúc cần thiết

Mảng miếng hài hước của bộ phim tạo được thiện cảm tốt, đủ sức giải trí bên cạnh diễn xuất ấn tượng của dàn diễn viên gạo cội như Helen Mirren hay Lucy Liu, bù đắp cho tuyến ngôi sao trẻ thiếu kinh nghiệm và đôi chỗ còn chưa thực sự ăn nhập vào tổng thể chung, đặc biệt là với Rachel Zegler khi lần đầu tiên cô gia nhập một dự án phim siêu anh hùng.

So với bộ phim siêu anh hùng mới đây của Marvel là Ant-Man and the Wasp: Quantumania, Shazam! Fury of The Gods dù không sở hữu bối cảnh giả tưởng độc đáo nhưng lại có phần kỹ xảo CGI chân thật và thuyết phục hơn. Phim rõ ràng đã mở rộng và là bản nâng cấp ấn tượng cả về quy mô lẫn chất lượng đồ họa so với phần phim đầu tiên.

Cùng với đó, phần kết tạo được cảm xúc bi tráng tuy nhiên lại bị dàn dựng quá vội vàng, đánh mất nhiều giá trị tích cực của tác phẩm. Ngoài ra, phần lời thoại hạn chế cũng là điểm trừ đánh tiếc cho bộ phim lần này của Warner Bros.

Cinematone đánh giá 7 trên 10 điểm cho Shazam! Fury of The Gods (Shazam! Cơn Thịnh Nộ Của Các Vị Thần). Độc giả đã thưởng thức tác phẩm hãy tham gia chấm điểm để bày tỏ ý kiến tại đây.

Vui lòng chờ! Đang tải...
Vui lòng chờ! Đang tải...
Vui lòng chờ! Đang tải...
Từ năm 2018
Phiên bản 23.05
Theo dõi Cinematone trên:
Hotline: 0927 20 12 18
Thiết kế và phát triển bởi Christ Design
Vận hành bởi Cinematone.info
Nội dung đang được tải...