Alice in Wonderland là một trong những tác phẩm thiếu nhi thành công hàng đầu của nền văn học Anh Quốc. Nó không chỉ mang đến cho khán giả một cuộc phiêu lưu đầy màu sắc vào thế giới lạ lùng nhưng cũng không kém phần kịch tính của cô bé cùng tên, người vô tình rơi vào chiếc lỗ thỏ và lạc đến một nơi được gọi là Wonderland, mà qua đó còn truyền tải những bài học đáng suy ngẫm về sự trưởng thành, quá trình lớn lên cũng như học cách chấp nhận những điều tưởng chừng như rất kỳ lạ của thế giới người lớn.
Mặc dù có rất nhiều những nghiên cứu xoay quanh chủ đề mà tác phẩm truyện ngắn của Charles Lutwidge Dodgson hay còn được biết đến với bút danh Lewis Carroll phản ánh, tuy nhiên một giả thuyết khác cũng cho rằng tác giả muốn ám chỉ đến thực trạng rối loạn ăn uống ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái.
Rào cản đầu tiên trong cuộc hành trình của Alice vào Wonderland chính là một cánh cửa nhỏ bé và cách duy nhất để mở ra là cần có một kích thước phù hợp, nhờ vào những loại thứ ăn kỳ có tác dụng khiến cho cơ thể lớn lên hoặc teo nhỏ bất thường.
Nhiều người tin rằng, việc Alice có thể ăn những thứ không rõ nguồn gốc ở một nơi xa lạ bất chấp việc từng nghi ngờ nó có thể có độc, phản ánh tình trạng rối loạn cũng như thèm muốn thức ăn của cô bé.
Trong phiên bản văn học, sau khi bị rơi xuống căn phòng bị khóa, Alice đã uống hết sạch lọ thuốc cũng như chiếc bánh thần kỳ giúp thay đổi cơ thể bất chấp những quy tắc từng được dạy dỗ. Tác giả mô tả việc nhân vật làm những hành động này một cách rất "nhanh chóng" cũng như "chẳng mấy chốc đã ăn hết".
Sau khi ăn, cơ thể của Alice trở nên quá to lớn đến mức không còn nhìn thấy đôi chân cũng như lo lắng cho việc bản thân sẽ kỳ quặc thế nào với hướng đi trông thật kỳ lạ. Cô bé thậm chí còn nói rằng "Bạn nên xấu hổ về bản thân mình" và bật khóc khi cơ thể trở nên khổng lồ.
Alice tuyệt vọng thấy rõ khi cơ thể to lớn, điều này trái ngược với khi cô nhỏ lại và sẵn sàng nhờ cậy đến sự trợ giúp của bất kỳ ai để có thể thoát khỏi tình trạng này. Điều này dường như đang muốn phản ánh một nỗi ám ảnh về cân nặng cũng như ngoại hình của các cô gái.
Và đó không phải là lần duy nhất Alice có những suy nghĩ về việc kiểm soát ăn uống của mình. Tuy nhiên ngay sau khi nhỏ lại, cô bé đã lại cho phép bản thân ăn uống và thể khiến cơ thể mình lớn hơn và rồi tiếp tục hối hận nói "tôi ước gì mình đã không uống nhiều như vậy".
Alice luôn suy nghĩ đến việc phải ăn hay uống thì gì đó nhiều lần tiếp theo ngay cả đó không phải là thứ được hướng dẫn hay dán nhãn như ban đầu. Nhân vật này đã vượt qua giới hạn và liên tục bị ám ảnh bởi việc phải ăn vào thức ăn dù không biết việc này sẽ dẫn đến đâu.
Một chi tiết khác cũng cho thấy rằng nhân vật mà nhà văn mô tả đã rơi vào trạng thái lo âu tột độ do tình trạng ăn uống liên tục của mình. Đó là lúc Alice có mong muốn được trở thành một người khác. Cô bé đã tự so sánh với những đứa trẻ ở cùng độ tuổi và liên tục chất vấn bản thân về những gì mình đang trải qua.
Thông tin thêm
Theo các tài liệu khoa học, chứng cuồng ăn là một dạng thức của rối loạn tâm thần ăn uống. Ở đó người mắc bệnh không thể kiểm soát được việc dung nạp thức ăn. Cân nặng sẽ tăng lên rất nhanh chóng tuy nhiên nó kéo theo nhiều hệ lụy như lạm dụng thuốc để giảm cân, trầm cảm và thường xuyên rơi vào trạng thái lo âu, rối loạn...