Mọi thứ đều dừng lại ở mức lưng chừng, khiến Người Vợ Cuối Cùngtrở thành một món ăn chưa tới. Cái tức ở đây là phim đã khởi đầu khá tốt nhưng sau đó, những lỗ hổng logic cùng với thái độ hời hợt kéo lùi năng lượng đáng lẽ nên được phát triển. Dường như đội ngũ làm phim sợ hãi sự gai góc, khắc nghiệt mà xã hội phong kiến đè lên người phụ nữ, về bi kịch đáng lẽ đã phủ bóng cuộc đời Linh còn gắt gao hơn nên cuối cùng phim đã chọn một lối đi "dễ ngấm" hơn đối với khán giả.
Dài hơn hai giờ, kịch bản dàn trải, thiếu điểm nhấn với môtíp cũ. Thân phận người vợ lẽ thời xưa vốn là đề tài được khai thác trên phim truyền hình lẫn điện ảnh, tuy nhiên lối kể chuyện, dẫn dắt của Victor Vũ không tạo được đột phá.
Người Vợ Cuối Cùng cho thấy Victor Vũ vẫn có sự kỳ công trong việc nghiên cứu văn hóa, trang phục và xây dựng bối cảnh cổ trang. Song, một bộ phim thuần tình cảm dường như không phải thế mạnh của anh. Tiếc cho một dự án được khán giả kỳ vọng rất nhiều khi quy tụ hai cái tên nổi đình nổi đám là Victor Vũ và Kaity Nguyễn nhưng kết quả thì lại không như mong muốn.
So với các tác phẩm trong sự nghiệp của Victor Vũ, Người vợ cuối cùng là phim có ít yếu tố bất ngờ nhất. Khoảng 2/3 thời lượng, đạo diễn tập trung khai thác mối quan hệ vụng trộm giữa 2 nhân vật chính, tạo ra nhiều thước phim tình cảm lãng mạn. Chỉ đến khi gần kết thúc, câu chuyện mới chuyển hướng một chút sang thể loại hình sự, trinh thám nhưng không đặc sắc, thậm chí có phần lệch tông với tổng thể.
Sở hữu rất nhiều điểm cộng tinh tế, nhưng Người vợ cuối cùng có lẽ vẫn không phải một bộ phim dành cho tất cả. Khoan nói đến cái mác 18+, thì cái nhịp chậm rãi, đôi khi hơi “sốt ruột” của phim cũng không dành cho những người quen xem phim nhanh, đòi hỏi nhiều tình tiết cao trào và những cú “twist” giật liên tục. Bối cảnh phim cũng bó hẹp nên dễ gây ra cảm giác “tù” cho một số khán giả.
Kịch bản thiếu điểm nhấn, có phần hơi cũ của Người vợ cuối cùng là điểm đáng tiếc. Victor Vũ đã đưa rất nhiều thể loại vào phim, tuy nhiên, tất cả chỉ dừng ở mức lưng chừng. Mạch phim phía sau được đẩy nhanh hơn, nhưng lại thiếu vắng những cú chạm cảm xúc đến khán giả. Âm nhạc và bối cảnh của bộ phim được đầu tư, nhưng lại thiếu chiều sâu, khiến người xem có chút hụt hẫng
Yếu tố lãng mạn, kịch tính, trào phúng và châm biếm tuy được khắc họa khá hài hòa. Tuy nhiên, không yếu tố nào nổi trội. Người xem có cảm giác như đạo diễn đã trình bày quá nhiều phần nhỏ mà chưa thấy trọng tâm cảm xúc chính của câu chuyện.
Như rất nhiều tác phẩm điện ảnh từ trước đến nay của đạo diễn Victor Vũ, ưu điểm lớn nhất của anh là rất chỉn chu phần nhìn lẫn phần nghe. Người Vợ Cuối Cùng là một bộ phim đẹp, người xem được chiêm ngưỡng núi rừng hùng vĩ, thiên nhiên ngút ngàn các địa điểm nổi tiếng của Việt Nam
Khó có thể xem Người Vợ Cuối Cùng là một bộ phim hoàn hảo, đúng tầm vóc Victor Vũ. Dự án này đáng xem, nhưng điểm trừ tồn đọng không ít, chủ yếu liên quan đến khâu xây dựng kịch bản. Đầu tiên, phim được chia làm 3 hồi, dài 132 phút, mạch phim chậm, dông dài, khiến người xem dễ mất tập trung, sốt ruột, cùng với đó là nhiều tình tiết được đưa vào không hợp lý.
Những tình tiết cuối trong phim vẫn dễ đoán, thể hiện sự đuối sức của đạo diễn. Nhiều người cho rằng, Victor Vũ chọn hướng đi an toàn, thay vào đó, anh đầu tư vào phần diễn xuất của diễn viên để chạm đến trái tim người xem.
Có thể hình dung Người vợ cuối cùng là câu chuyện bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tuy nhiên bộ phim lại chưa có sự thống nhất trong cách thể hiện. Mở đầu là giọng kể của nhân vật Linh với nét gì đó khá hài hước, châm biếm và dễ làm người ta liên tưởng tới một bộ phim hài hơn là bi kịch.