Nhận xét và đánh giá


Báo Đăk Nông

Cám đã mang đến một làn gió mới, biến câu chuyện cổ tích quen thuộc thành một thế giới đầy ám ảnh và rùng rợn. Bộ phim không chỉ khơi dậy sự tò mò về những bí ẩn ẩn sâu trong câu chuyện dân gian, mà còn gợi mở những suy nghĩ về cách tổ tiên đã gửi gắm tâm tư và mong ước của mình vào những câu chuyện tưởng chừng như chỉ là hư cấu.


Phụ nữ Số

Dù đạo diễn Trần Hữu Tấn có sự lên tay rõ rệt so với Kẻ Ăn Hồn, thế nhưng phim vẫn còn một vài hạt sạn đáng tiếc. Phim được quay ở Quảng Trị và Huế. Trong một vài cảnh quay, dân làng nói tiếng miền Trung. Song, toàn bộ gia đình Hai Hoàng lại nói giọng Nam còn Bờm lại nói giọng Bắc. Việc lồng tiếng cho nhiều nhân vật gây tụt mood khi khẩu hình và âm thanh phát ra đôi khi không trùng khớp. Phần lời thoại pha trộn giữa hiện đại và cổ trang một cách khó hiểu. Nhạc phim không thật sự hay, nhiều lúc còn lồng ghép khá lạc quẻ.


Thời báo Văn Học Nghệ Thuật

"Cám" đã thành công trong việc lột tả một câu chuyện quen thuộc với góc nhìn hoàn toàn khác, mang đến cho khán giả một trải nghiệm kinh dị đậm chất tâm lý và u tối. Bộ phim là một bước đột phá không chỉ về mặt nội dung mà còn về phong cách thể hiện, xứng đáng được xem là tác phẩm kinh dị đáng chú ý trong làng điện ảnh Việt.


Mọi thứ trong phim Cám đều được thực hiện vô cùng chỉn chu về mặt hình ảnh và kỹ thuật điện ảnh, đó là điều khán giả đã được thưởng thức tại rạp phải công nhận. Nhưng xét trên tổng thể, Cám vẫn để lại nhiều bỏ ngỏ và nuối tiếc cho người xem khi rời rạp bởi nhiều chi tiết chưa được giải quyết thoả đáng.


Thay đổi nguyên mẫu nhân vật cùng việc cài cắm plot-twist là chìa khóa giúp Cám đánh thức sự tò mò. Chỉ có điều, đứa con tinh thần của Trần Hữu Tấn lại rơi vào cái bẫy “bình mới, rượu cũ” khi nội dung thiếu sự đầu tư, lại nhiều lỗ hổng - vấn đề cố hữu với kịch bản phim kinh dị Việt. Việc ôm đồm tình tiết cũng khiến Cám ngày càng lê thê, lãng phí chất liệu tiềm năng.

Cám

Cám

Mời bạn tham gia chấm điểm bộ phim này trên Cinematone.
Nội dung đang được tải...