Phim One-Shot là gì và có những loại phim One-Shot nào?

Phim One-Shot là gì và có những loại phim One-Shot nào?

Sau sự kiện ra mắt Kiều @, bộ phim điện ảnh Việt Nam đầu tiên tiên phong sử dụng kỹ thuật quay One-Shot ra mắt, cùng Cinematone tìm hiểu thêm về kỹ thuật quay phim đặc biệt này nhé!

1917
02/03 2021
7.5
1917
Mời bạn tham gia chấm điểm cho bộ phim này trên Cinematone!
Điểm tổng hợp trung bình dựa trên các đánh giá từ người dùng Cinematone.

One-Shot hay còn được gọi là One-Take hay Quay Tiếp Diễn, Một Cú Máy là một hình thức quay phim đặc biệt được các nhà làm phim sử dụng và đã có thời gian phát triển tương đối lâu đời. Tuy nhiên, đây là một loại hình quay phim khó, đòi hỏi nhiều công sức khi thực nghiệm và hiệu chỉnh.

1917 là một bộ phim nổi tiếng sử dụng công nghệ quay One-shot tiếp diễn ra mắt thời gian gần đây. Ảnh: Universal Pictures

1917 là một bộ phim nổi tiếng sử dụng công nghệ quay One-shot tiếp diễn ra mắt thời gian gần đây. Ảnh: Universal Pictures

Trên thực tế, One-Shot được hiểu là việc sử dụng một máy quay để nắm bắt toàn bộ các diễn biến của tình tiết câu chuyện. Máy quay này sẽ chuyển động liên tục quanh các diễn viên để nắm bắt từng cử chỉ hành động theo yêu cầu diễn đạt của kịch bản. Người xem khi theo dõi sẽ có cảm giác như những gì xảy ra trong khung hình đang thực sự diễn ra ngay trước mắt mình.

Trong khi đó, với cách quay dựng truyền thống, nhà làm phim sẽ sử dụng nhiều máy quay hơn và cắt dựng tùy thuộc vào góc độ và yêu cầu của kịch bản, thông thường khi các nhân vật trong bối cảnh có lời thoại, cảnh quay nhân vật đó sẽ được sử dụng và tiếp tục chuyển đến nhân vật khác khi nhân vật đó hết thoại.

9 phút đầu tiên của bộ phim 1917 được thực hiện chỉ bằng một máy quay. Video: Universal Pictures

Tuy nhiên có 2 loại hình làm phim One-Shot trên thực tế: một là One-Shot dài (một cảnh quay diễn tả đúng thời lượng của tác phẩm) và hai là quay tiếp diễn các cảnh quay One-Shot ngắn sau đó hậu kì để tạo ra một One-Shot dài.

Thông thường các tác phẩm điện ảnh có thời lượng dàn dựng tương đối lớn (khoảng từ 90 đến hơn 120 phút), việc thực hiện chỉ một cảnh One-Shot dài là vô cùng khó khăn do hạn chế về bối cảnh, tình tiết cho đến dung lượng của máy quay nên các nhà làm phim thường sử dụng cách số 2 để tạo ra một tác phẩm One-Shot ấn tượng. Kiều @ là một tác phẩm như thế, bộ phim sử dụng cú máy tiếp diễn để tạo ra bản dựng cuối cùng có cảm giác như được quay chỉ bằng một cú máy.

Bộ phim đầu tiên được báo cáo sử dụng kĩ thuật ghi hình đặc biệt này chính là Rope của đạo diễn Alfred Hitchcock, ra mắt năm 1948 tại Hoa Kỳ. Bộ phim này đã tạo ra các cảnh quay one-shot có độ dài tối đa 10 phút (dung lượng lớn nhất mà máy quay ở thời điểm đó có thể ghi lại). Để tạo bản dựng cuối cùng, Alfred đã thực hiện 10 cảnh quay One-Shot ngắn trong đó cảnh ngắn nhất có thời lượng 04:37 và dài nhất là 10:06.

Cho đến thời điểm hiện tại 21 bộ phim đã được ghi nhận là sử dụng kỹ thuật quay One-shot dài trong đó có Immortality (ra mắt 2016) là tác phẩm có thời lượng dài nhất với 145 phút. Còn lại 12 tác phẩm khác được ghi nhận sử dụng cú máy tiếp diễn trong đó có Rope như đã miêu tả ở trên với độ dài 80 phút và gần đây nhất có 1917 của đạo diễn Sam Mendes.

1917, khán giả ấn tượng với nhiều phân cảnh chiến đấu trên chiến trường được dàn dựng công phu cùng với lượng lớn diễn viên và quá trình ghi hình one-shot đã tạo ra được trải nghiệm điện ảnh thú vị với người xem.

Vui lòng chờ! Đang tải...
Vui lòng chờ! Đang tải...
Từ năm 2018
Phiên bản 23.05
Theo dõi Cinematone trên:
Hotline: 0927 20 12 18
Thiết kế và phát triển bởi Christ Design
Vận hành bởi Cinematone.info
Nội dung đang được tải...