Semantic Error - Bộ phim boy's love đơn giản của điện ảnh Hàn Quốc

Semantic Error - Bộ phim boy's love đơn giản của điện ảnh Hàn Quốc

Tác phẩm hiếm hoi trong năm nay của điện ảnh Hàn Quốc với câu chuyện trung tâm là tình yêu của một cặp đôi đồng tính nam tuy có thể coi tạo ra một tác động tích cực đến cộng đồng LGBTQ vẫn còn khắt khe tại quốc gia này tuy nhiên nó chưa cho thấy sự đầu tư ở tất cả các phương diện nếu xét theo thể nghiệm điện ảnh thực tế

Lỗi Logic
20/09 2022
6.3
Lỗi Logic
Mời bạn tham gia chấm điểm cho bộ phim này trên Cinematone!
Điểm tổng hợp trung bình dựa trên các đánh giá từ người dùng Cinematone.

Semantic Error là dự án phim điện ảnh, hay gọi đúng hơn là bản chiếu rạp của tác phẩm web drama cùng tên từng ra mắt hồi đầu năm 2022 tại Hàn Quốc. Ở thời điểm ban đầu, tác phẩm được chia thành 8 tập với thời lượng khoảng 20 phút phát sóng mỗi tập và khi được đem ra chiếu tại rạp, toàn bộ các tập phim kể trên được biên dựng lại đôi chút để mang đến một dự án phim với thời lượng 177 phút (gần 3 giờ đồng hồ).

2.5
Điểm đánh giá này chỉ phản ánh quan điểm của riêng người viết.
Điểm tổng hợp đánh giá của độc giả được hiển thị trong trang thông tin phim.

Phim kể câu chuyện tình yêu của hai nam sinh viên đại học, một người theo học khoa thiết kế giao diện trong khi người còn lại là lập trình viên. Vì tình thế bắt buộc, họ vô tình gặp gỡ và đi từ những người trái ngược cả về tính cách lẫn quan điểm sống, dần dần phát hiện ra những điểm hấp dẫn ở đối phương và chấp nhận tiến đến tình yêu bất chấp những khác biệt to lớn.

Semantic Error không phải là dự án phim đầu tiên khai thác chủ đề về đồng tính nam nói riêng và LGBTQ nói chung của điện ảnh Hàn Quốc.

Đất nước này đã trình làng nhiều tác phẩm từng được đánh giá rất cao về trải nghiệm nghệ thuật có nhân vật là người thuộc cộng đồng giới tính thứ ba như Nhà Vua và Chàng Hề hay Cô Hầu Gái... Một số tác phẩm khác cũng khai thác câu chuyện và trình chiếu thường xuyên từ thập kỷ trước cho đến nay trong đó có cả lĩnh vực truyền hình như Life is Beautiful (Cuộc sống tươi đẹp).

Dẫu vậy, điểm chung của các bộ phim này đều tập trung khai thác sự đấu tranh và có kết thúc các chuyện tình yêu trong bi kịch: một kết cấu rất quen thuộc dành cho những người trong cộng đồng LGBTQ trên phim trong giai đoạn đoạn Hàn Quốc vẫn còn có cái nhìn rất khắt khe về người đồng tính.

Semantic Error được xem là làn gió mới cho các tác phẩm thể loại boylove trên màn ảnh Hàn Quốc

Semantic Error được xem là làn gió mới cho các tác phẩm thể loại boylove trên màn ảnh Hàn Quốc

Dẫu vậy, sự xuất hiện của Semantic Error ngay từ bản chiếu mạng lại cho thấy điều ngược lại. Phim nhận được sự ủng hộ cao từ khán giả của quốc gia này và theo quảng bá của nhà phát hành, tác phẩm đã giữ trending (thịnh hành) nhiều tuần liên tiếp trên dịch vụ xem trực tuyến tại Hàn Quốc. Chính điều này đã tạo ra một lượng người hâm mộ đông đảo cho tác phẩm và bản chiếu rạp lần này được thực hiện như một fan-service (sản phẩm ra đời với mục đích chính là chiều theo ý của người hâm mộ).

Phim có kết cấu cơ bản cùng sự tham gia của Park Seo-ham và Jae Chan trong vai trò chính Jang Jae-yeong và Choo Sang-woo. Cả hai đều là những người đã từng có thời gian hoạt động trong Kpop với vai trò ca sĩ thần tượng và vì vậy, họ có tiền đề để sở hữu một lượng người hâm mộ nhất định. Khi chuyển hướng sang đóng phim với một dự án có đề tài đang được người xem tại Hàn Quốc quan tâm, lẽ dĩ nhiên nó sẽ tạo thành "cơn sốt".

Dẫu vậy, ngoài những yếu tố kể trên, Semantic Error thực tế chưa có nhiều đột phá cũng như điểm sáng nếu tính đến khía cạnh điện ảnh. Phim có các góc quay hẹp, bối cảnh đơn giản, các diễn viên đọc thoại chậm và diễn xuất vẫn còn hạn chế.

Semantic Error có sự tham gia đóng chính của hai nam thần tượng Kpop

Semantic Error có sự tham gia đóng chính của hai nam thần tượng Kpop

Kịch bản của bộ phim được xây dựng theo phong cách "thanh xuân vườn trường", một dòng phim từng rất thịnh hành tại Trung Quốc với sự tham gia của nhiều diễn viên mới. Đặc điểm chung của thể loại này là phần xây dựng cao trào và giải quyết mâu thuẫn một cách nhanh chóng, gói gọn. Các nhân vật trong bộ phim đều có suy nghĩ đơn giản và khá "ngô nghê" trong nhiều tình huống được đặt để. Chính điều này đã khiến cho các tác phẩm trở nên đuối dần trong nửa sau và kết thúc một cách "khá cổ tích".

Semantic Error cũng không xây dựng thêm các tuyến truyện bổ sung, các nhân vật phụ xuất hiện hạn chế, thiếu chiều sâu và tính chất tự sự vẫn còn chưa cao.

Nhìn chung, bộ phim là một sản phẩm được nhà sản xuất tạo ra với mục đích chính là phục vụ người hâm mộ đã từng yêu thích bản truyền hình và mong muốn có cơ hội thưởng thức nó trên màn ảnh rộng. Điều này hoàn toàn trùng khớp với ý định khi quảng bá tác phẩm. Xét về các yếu tố của một bộ phim điện ảnh, Semantic Error thực tế chưa thể được đánh giá cao tuy nhiên, phim cũng cho thấy những tư duy và nhìn nhận của Hàn Quốc (một trong những nền điện ảnh hàng đầu Châu Á hiện nay) về người đồng tính nói riêng và cộng đồng LGBTQ nói chung đang có những thay đổi một cách tích cực.

Cinematone đánh giá 5 trên 10 điểm cho Semantic Error. Độc giả đã thưởng thức bộ phim có thể tham gia chấm điểm cùng chúng tôi tại đây.

Vui lòng chờ! Đang tải...
Vui lòng chờ! Đang tải...
Từ năm 2018
Phiên bản 23.05
Theo dõi Cinematone trên:
Hotline: 0927 20 12 18
Thiết kế và phát triển bởi Christ Design
Vận hành bởi Cinematone.info
Nội dung đang được tải...