Nhà sản xuất Ấn Độ chia sẻ sau thất bại của Sám Hội tại Việt Nam

Nhà sản xuất Ấn Độ chia sẻ sau thất bại của Sám Hội tại Việt Nam

Sự khác biệt về văn hóa, gu thẩm mỹ cũng như trình độ sản xuất phim điện ảnh tạo ra cảm quan đón nhận khác nhau về Sám Hối

Sám Hối
11/03 2021
4
Sám Hối
Mời bạn tham gia chấm điểm cho bộ phim này trên Cinematone!
Điểm tổng hợp này có thể chưa phản ánh đúng chất lượng của bộ phim do có số lượng quá ít người tham gia đánh giá.

Mới đây, trong một bài phỏng vấn với Zing.vn, nhà sản xuất phim người Ấn Độ Ramani Raja - người từng tham gia nhiều tác phẩm điện ảnh nổi tiếng như Tấm Cám, Song Lang hay Về Quê Ăn Tết đã có những chia sẻ thẳng thắn về những hạn chế, được - mất khi đầu tư vào phim điện ảnh Việt Nam mà gần đây nhất là tác phẩm hành động Sám Hối với sự tham gia của Bình Minh trong vai một võ sĩ quyền anh.

Sám Hối không nhận được sự ủng hộ của khán giả nước nhà khi ra rạp hồi đầu năm

Sám Hối không nhận được sự ủng hộ của khán giả nước nhà khi ra rạp hồi đầu năm

Theo Raja, Sám Hối không chỉ là tác phẩm được chú trọng đầu tư phục vụ cho khán giả Việt Nam mà còn là một bộ phim ông dự định sẽ trình chiếu tại nhiều quốc gia khác như quê nhà Ấn Độ và cả Mỹ, Pháp bởi bộ phim đáp ứng cả 3 yếu tố mà người dân Ấn Độ yêu thích là hành động, tình cảm và ca nhạc.

Xét về khía cạnh doanh thu và sự đón nhận của khán giả trong nước, Sám Hối là một thất bại nặng nề. Bộ phim bị đánh giá là yếu kém và non nớt trong cả khâu kịch bản đến dàn dựng, tuy nhiên với Raja - người đã từng đầu tư nhiều dự án điện ảnh lớn khác tại Việt Nam, ông cho rằng con số 50 tỷ mà đoàn làm phim bỏ ra quả thật không phải là đáng tiếc.

Cũng trong cuộc trò chuyện, Raja đã thẳng thắn chia sẻ về những sự khác nhau cũng như các yếu tố mà theo ông là chưa đủ để phim Việt Nam có thể bứt phá. Điểm quan trọng nhất theo Raja đó chính là phim Việt chưa có sự đầu tư đúng mức. 50 tỷ đồng là một con số lớn ở Việt Nam tuy nhiên với các nước khác, điển hình là ở Ấn Độ con số đó chỉ "như tép". Ông cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam đang có ít phim có lợi thế cạnh tranh và trong một thị trường cơ bản vẫn phụ thuộc nhiều vào rạp chiếu phim như hiện nay, điện ảnh Việt Nam khó có thể phát triển nếu không thay đổi.

Ramani Raja trong cuộc phỏng vấn với Zing.vn. Ảnh: Zing.vn

Ramani Raja trong cuộc phỏng vấn với Zing.vn. Ảnh: Zing.vn

Phim Việt Nam vài năm trở lại nay đã định hình được cơ bản về chất liệu cũng như phong cách sản xuất. Nếu như nhiều năm trước, hoặc hài hoặc thua thì thời gian gần đây, phim Việt đã mạnh dạn chuyển mình sang các thể loại khác như hành động, kinh dị hay tình cảm, gia đình. Điểm yếu lớn nhất có thể nhận ra chính là yếu tố về kỹ thuật sản xuất và kịch bản gốc. Thị trường phim trong nước chưa có nhiều kịch bản xuất sắc, thậm chí các loại hình như tiểu thuyết, tác phẩm văn học cũng quá khó để chuyển thể. Các nhà làm phim cũng gặp áp lực lớn khi phải đối mặt với một cộng đồng người xem khó đoán biết. Có những phim thắng lớn và có những phim lại đại bại.

Còn về vấn đề sắp xếp suất chiếu và ưu tiên phim trong nước, Raja cũng cho rằng khác với những thị trường khác, ở Việt Nam rạp chiếu phim có quyền quyết định rất nhiều. Nếu phim có doanh thu thấp trong 3 ngày đầu sẽ bị đẩy ra để nhường cho các tác phẩm khác ăn khách hơn.

Sự bảo hộ trong nước là thứ mà nhiều nhà sản xuất đã lên tiếng thời gian gần đây. Tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất không chỉ nằm ở quyết định của Cục điện ảnh hay Rạp chiếu phim, nó nằm ở phía đón nhận của khán giả. Dù có cố tăng thêm suất chiếu, phim Việt không thể thuyết phục nếu chưa đáp ứng được nhu cầu của người xem. Những tác phẩm chất lượng kém chắc chắn không thể trụ lại.

Vui lòng chờ! Đang tải...
Vui lòng chờ! Đang tải...
Từ năm 2018
Phiên bản 23.05
Theo dõi Cinematone trên:
Hotline: 0927 20 12 18
Thiết kế và phát triển bởi Christ Design
Vận hành bởi Cinematone.info
Nội dung đang được tải...