Trang Insider mới đây đã đưa đến cho người xem những
thống kê và chi tiết
thú vị góp phần tạo nên thành công và làm sống lại những nhân vật được yêu thích trên màn ảnh rộng thông qua thế giới động vật đầy chân thực của tác phẩm
The Lion King.
The Lion King thu về doanh thu hơn 1.6 tỷ đô-la Mỹ khi được phát hành vào mùa hè năm nay. Ảnh: Disney
260 triệu đô - 1.66 tỷ đô
The Lion King (2019) được
Walt Disney phát hành vào trung tuần tháng 07 vừa qua mang về doanh thu ấn tượng gần
1.66 tỷ đô-la Mỹ với kinh phí sản xuất ước tính vào khoảng
260 triệu đô. Góp phần vào sự thành công đáng ngưỡng mộ đó chính là sự góp sức của ekip đội ngũ làm kỹ xảo hình ảnh đến từ công ty
MPC Film.
Đây cũng là đơn vị thực hiện
kỹ xảo cho hàng loạt dự án phim bom tấn gần đây như
Maleficent: Mistress of Evil,
Pokemon: Detective Pikachu hay
The Jungle Book...
77 triệu giờ - 1.490 cảnh quay - 118 phút
MPC Film đã mất 77 triệu giờ để kết xuất 1.490 cảnh quay, cho ra đời một phiên bản điện ảnh cuối cùng dài 118 phút của Vua Sư Tử. Công đoạn này được thực hiện đồng thời trên nhiều máy tính khác nhau của hãng, nếu chúng chỉ được thực hiện trên một thiết bị đơn lẻ, thời gian ước tính để kết xuất xong cần mất 8.790 năm.
1.250 người - 3 địa điểm - 63 loài động vật - 365 biến thể - 9.063 nhân vật - 600 triệu sợi lông
MPC Film đã huy động một lực lượng gần 130 nghệ sỹ hoạt họa làm việc tại 3 địa điểm gồm Los Angeles, London và Bangalore để tham gia sản xuất cho The Lion Kings. Các nghệ sỹ này đã tiến hành tạo ra tổng cộng 63 loài động vật cùng 365 biến thể của các loài với hơn 9.063 các nhân vật khác nhau. 600 triệu sợi lông đã được tạo ra để phủ lên toàn bộ số lượng động vật khổng lồ kể trên.
Toàn bộ ekip đoàn làm phim được xác định lên tới 1.250 người.
Các nhân vật được chăm chút tỉ mỉ để có chuyển động chân thực nhất khi lên bản phim cuối cùng. Ảnh: Disney
921 thực vật - 676.578 côn trùng - 100 tỷ ngọn cỏ
Để mô phỏng môi trường một cách hoàn thiện nhất, các nghệ sỹ làm việc tại MPC đã tiến hành tạo ra 921 thực vật trong đó có 25 loài cây lớn (cùng 238 biến thể), 49 loài thực vật (cùng 494 biến thể), 18 loại cỏ khác nhau (cùng 148 biến thể).
Trong tổng số hơn 1.000 cảnh quay kể trên, 628 cảnh quay cần có sự xuất hiện của côn trùng. Trung bình mỗi cảnh quay trong đó, hãng cần khoảng 1.085 côn trùng. Tổng số lượng toàn bộ lên tới 676.578 cá thể côn trùng đã được sử dụng.
100 tỷ ngọn cỏ đã được tạo ra để phủ lên toàn bộ không gian giả lập trong phim. Ảnh: Disney
Để phủ lên toàn bộ vùng không gian Châu Phi rộng lớn được tạo ra trong phim, bằng công nghệ độc quyền do chính đơn vị này phát triển, hãng đã tạo ra hơn 100 tỷ ngọn cỏ. Thời gian để mô phỏng mỗi cảnh quay trong rừng tiêu tốn đến 1 tuần để đội ngũ kỹ xảo làm việc.
7.975 lần gửi - 145 cảnh quay
Vốn là một bộ phim được thực hiện hoàn toàn bằng kỹ xảo, đội ngũ sản xuất đã mất 7.975 lần gửi đến Disney để được phê duyệt sản xuất phân cảnh. Trung bình mỗi cảnh quay được gửi đi 5.4 lần trước khi được hãng chấp thuận. Trong quá trình sản xuất cuối cùng, 145 cảnh quay sau đó đã bị loại bỏ.
18.000km - 240.000 bức hình - 7.000 video
Trước khi tiến hành sản xuất, ekip của MPC đã có một cuộc khảo sát đia hình thực tế tại Nam và Bắc Kenya. Đoàn làm phim đã di chuyển tổng cộng 18.000 km cùng với 6 nhiếp ảnh gia và 4 quay phim. Họ đã ghi lại 240.000 bức hình (với dung lượng 10TB) và 7.000 video (với 11.7 TB).
Ngoài ra, không giống như những bộ phim được thực hiện trước đây, The Lion King có thực hiện ngược một công đoạn. Trước quá trình dựng hình, các diễn viên lồng tiếng được huy động để thu thanh các phân đoạn. Công đoạn này được máy quay ghi lại cẩn thận để làm điểm tì cho các kỹ thuật viên sau này xác định vị trí của các diễn viên động vật trên khung hình. Độ vang, tiếng vọng và to nhỏ của âm thanh giọng nói cũng là yếu tố quyết định giúp các nghệ sĩ đồ họa triển khai bản phác thảo một khác chuẩn xác và chân thực nhất.
Mọi thứ đều vô cùng chân thực và tự nhiên nhờ công nghệ giả lập được MPC trực tiếp phát triển. Ảnh: Disney
Các bản dựng ban đầu cũng được MPC Film tạo ra dưới dạng các nội dung VR (thực tế ảo) để giúp đạo diễn có thể theo dõi được việc sắp đặt bối cảnh, ánh sáng và chi tiết các cảnh quay trước khi đưa vào dựng thực tế.
Trong phân đoạn mang tính biểu tượng, lúc Simba chào đời và được Rafaki bế lên trước sự chào đón của toàn thảo nguyên, các nhà làm phim đã tiến hành tạo ra một vùng môi trường với bán kính tương đương 100 dặm. Đây chính là một trong những thách thức lớn không chỉ với ekip thực hiện mà còn cả với chính các chương trình đồ họa 3D và nền tảng hạ tầng hiện đại.
Kể từ The Jungle Book đến nay, kỹ xảo CGI ngày càng cho thấy bước tiến vượt trội của mình. Trong tương lai gần, danh giới giữa thực tế và giả lập còn được rút ngắn rất nhanh chóng hơn nữa và chúng ta có thể sớm bị chính những công nghệ này đánh lừa.