Bài viết Christ Peace Từ việc Everest bị cấm chiếu tại Việt Nam vì có yếu tố chính trị: Trung Quốc tuyên truyền ngày một tinh vi

Từ việc Everest bị cấm chiếu tại Việt Nam vì có yếu tố chính trị: Trung Quốc tuyên truyền ngày một tinh vi

Vốn là một bộ phim hoạt hình đơn giản dành cho trẻ em, tuy nhiên, ngoài việc quá tập trung khai thác các danh lam thắng cảnh, phim còn khéo léo lồng ghép các yếu tố liên quan đến 'đường lưỡi bò' khiến khán giả Việt Nam không khỏi bức xúc.

14/10/2019 17:21 (GMT+7)

Everest - Người Tuyết Bé Nhỏ (tựa đề gốc: Abominable) là tác phẩm hoạt hình do Pearl Studios (Trung Quốc) - một công ty liên doanh của DreamWorks Pictures sản xuất, phát hành dưới thỏa thuận với Universal Pictures (Hollywood). Univeral Pictures vốn là đối tác lâu năm và tin cậy của nhiều đơn vị trong nước và quốc tế, chính vì vậy, tác phẩm Abominable được phát hành rộng rãi trên nhiều quốc gia với phiên bản tiếng anh gốc và phụ đề. Tại Việt Nam, phim được bổ sung thêm phiên bản lồng tiếng.
Ngoài yếu tố nội dung đơn giản, tập trung vào việc khai thác các nét đẹp của đất nước Trung Quốc, một số khán giả mới đây đã tinh ý phát hiện ra một chi tiết nhạy cảm được nhà sản xuất khéo léo lồng ghép vào bên trong nội dung có liên quan đến 'đường lưỡi bò' - từ thường được Trung Quốc dùng để gọi cho vùng lãnh hải nơi có hai hòn đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đây được cho là một trong những biện pháp nhằm tuyên truyền văn hóa của chính phủ Trung Quốc trong chiến lược mới của mình.
Hình ảnh nhạy cảm về 'đường chín đoạn' được khán giả tinh ý phát hiện. Phía trên hình ảnh này có dòng chữ 'Chuyến đi dọc Trung Quốc của chúng ta'. Ảnh: DreamWorks Pictures
Hình ảnh nhạy cảm về 'đường chín đoạn' được khán giả tinh ý phát hiện. Phía trên hình ảnh này có dòng chữ 'Chuyến đi dọc Trung Quốc của chúng ta'. Ảnh: DreamWorks Pictures
Everest không phải là trường hợp đầu tiên xảy ra hiện tượng này. Trước đó, một trong những tác phẩm ăn khách nhất năm 2018 của Trung Quốc cũng được phát hiện có cài cắm các chi tiết liên quan đến chủ quyền biển đảo Việt Nam. Cả hai tác phẩm trên đều cho đơn vị phân phối là CJ CGV mua bản quyền phát hành tại Việt Nam.
Thời gian qua, nhờ sự hậu thuẫn của chính phủ và chính sách cải cách, các doanh nghiệp điện ảnh và văn hóa Trung Quốc liên tục vung tiền tài trợ cho các thương hiệu điện ảnh lớn của nước ngoài. Ngay cả những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chẳng liên quan cũng đã bắt đầu chuyển hướng như Alibaba hay Tencent. Thị trường Trung Quốc vì thế cũng được ưu tiên, các sản phẩm điện ảnh dưới danh nghĩa Hollywood nhiều khi trở thành 'món ăn được nấu riêng' cho hợp khẩu vị người dân nước này để tránh thua lỗ, như trường hợp của Pacific Rim: Uprising hay Escape Plan gần đây. Các diễn viên Trung Quốc từ đó cũng được góp mặt trong nhiều tác phẩm, thậm chí trở thành nhân vật chủ chốt khiến các nhân vật có quốc tịch khác phụ thuộc hoặc mưu cầu.
Yếu tố văn hóa luôn rất quan trọng với các sản phẩm nghệ thuật giải trí. Tuy nhiên, nếu mang chúng kết hợp với chính trị là điều không cần thiết. Khác với các tác phẩm phản ánh chân thực xã hội của chính mình như ở Hollywood, các tác phẩm mang tinh thần Trung Hoa lại sử dụng nó như một vũ khí để tuyên truyền đến người dân và thể hiện tư tưởng của chính mình. Đây là việc làm cần lên án và loại bỏ để trả lại những giá trị đúng nhất, chân thật nhất vốn có cho điện ảnh.

Bài viết liên quan



Đọc thêm bài viết khác

Nội dung đang được tải...