Missing Link có nhiều biểu cảm gấp 8 lần Coraline nhờ công nghệ in 3D

Missing Link có nhiều biểu cảm gấp 8 lần Coraline nhờ công nghệ in 3D

Với sự phát triển của công nghệ in 3D, hãng Laika đã cho ra mắt những tác phẩm hoạt hoạ có tính chi tiết và chân thật hơn bao giờ hết

Hé lộ
21/03 2019
Điều khó nhất trong công nghệ làm phim stop-motion là việc tạo ra các khuôn mẫu nhân vật có biểu cảm khác nhau nhưng vẫn phải giữ nét chung. Không giống như 3D được sản xuất bằng phần mềm trên máy tính, các nhà làm phim có thể co kéo hoặc nhân bản một cách dễ dàng nhân vật hay biểu cảm gương mặt thì với stop-motion, mỗi hành động hay bản thể là một bức tượng khác nhau được tạo ra trong thực tế (thường là tượng đất sét). Đây chính là sự khác nhau và khiến stop-motion không được nhà sản xuất ưa thích bởi tính tỉ mỉ khó khăn của nó.
Missing Link tạo ra thách thức mới cho Laika. Ảnh: Laika Studios
Missing Link tạo ra thách thức mới cho Laika. Ảnh: Laika Studios
Dẫu vậy, đội ngũ ở Laika đã tập quen với điều này. Sau thành công của Coraline, hãng liên tục phát triển các dự án vẫn trên nền chất liệu đó như The Boxtrolls, The Kubo and Two Strings hay mới nhất là Missing Link. Thay vì tạo ra các nhân vật có cử động mềm mại phi vật lý hay dễ thương thì với đất sét, hãng sẽ chỉ tạo ra các hình tượng chân thật và thô cứng hơn.  Dẫu vậy, bù đắp vào mặt hình ảnh là nội dung. Các tác phẩm từ Laika Studios đều có nội dung sâu sắc và ý nghĩa, hướng đến đối tượng khán giả trưởng thành giúp họ nhìn nhận lại giá trị to lớn của gia đình cũng như cách các thành viên đối xử với nhau. 
Ở tác phẩm mới nhất Missing Link thách thức đặt ra ở đây chính là nhân vật Link - một loài linh trưởng tiền sử không có cổ và rất nhiều lông. Theo như Variety, để tạo ra nhân vật trong bộ phim này, hãng cũng đã phải thực hiện 106.000 bản thể, trong khi con số này ở Coraline (2009) chỉ là 20.000. Và với mỗi cử động của Link đều là thách thức với hãng do nhân vật có quá nhiều chi tiết.
Ở Kubo năm 2016, hãng đã tạo nên kì tích trong lĩnh vực hoạt họa Stop-motion. Ảnh: Laika Studios
Ở Kubo năm 2016, hãng đã tạo nên kì tích trong lĩnh vực hoạt họa Stop-motion. Ảnh: Laika Studios
Tuy nhiên, giải pháp cho vấn đề này đã phần nào được thực hiện nhờ sự trợ giúp của công nghệ in 3D. Với công nghệ mới, các thiết kế của mô hình được thực hiện trên máy tính qua phần mềm dựng mô hình như Maya sau đó được xuất ra và các máy in sẽ thực hiện nhiệm vụ tạo ra bản thể với độ chính xác cao nhất. Stratasys là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu in và máy in, đã cung cấp giải pháp cho Laika khi cho phép đơn vị sử dụng những thiết bị mà hãng phát triển sớm hơn 1 năm trước khi chính thức ra mắt thị trường. Với cách làm mới, thời lượng phim cũng được rút ngắn đáng kể. Chất lượng các mô hình tinh vi hơn cũng như cho phép nhà sản xuất đưa vào những biểu cảm đa dạng hơn. 
Missing Link là phim hoạt hình thứ năm của xưởng Laika theo sau cuộc hành trình trở về nhà của một loài linh trưởng tiền sử được đặt tên là Mr Link. Cùng với Lionel Frost - người tự coi mình là nhà điều tra hàng đầu thế giới về thần thoại và quái vật và Adelina Fortnight - người duy nhất có tấm bản đồ đến thung lũng Shangri-La trong truyền thuyết, họ cùng nhau tạo nên một chuyến phiêu lưu đầy hài hước và thú vị. Phim có sự tham gia của những ngôi sao nổi tiếng trong vai trò lồng tiếng như Zoe Saldana, Hugh Jackman, Emma Thompson, Zach Galifianakis... dự kiến phát hành 12 tháng 04 tới.
Vui lòng chờ! Đang tải...
Vui lòng chờ! Đang tải...
Từ năm 2018
Phiên bản 23.05
Theo dõi Cinematone trên:
Hotline: 0927 20 12 18
Thiết kế và phát triển bởi Christ Design
Vận hành bởi Cinematone.info
Nội dung đang được tải...