Những bộ phim tiểu sử gặp phải tranh cãi và phản đối từ chính người trong cuộc

Những bộ phim tiểu sử gặp phải tranh cãi và phản đối từ chính người trong cuộc

Làm phim tiểu sử không bao giờ là cuộc chơi dễ dàng. Ngoài việc phải cân bằng giữa yếu tố sự thật và hư cấu, các nhà làm phim còn phải đối mặt với chính sự khắt khe từ những người thân thậm chí là cả các nhân vật mà họ sử dụng để làm nguyên mẫu trong phim

Hiểu biết
28/06 2022

Dòng phim tiểu sử đang ngày càng được ưa chuộng không chỉ tại Hollywood mà còn nhiều thị trường điện ảnh khác trên thế giới. Các bộ phim thuộc thể loại này có một sức hút mãnh liệt cũng như nhận được nhiều sự quan tâm của người hâm mộ bới tính tự sự, đi sâu khám phá những mảnh ghép về cuộc đời của các nhân vật mà khán giả vốn yêu thích, ngưỡng mộ.

Việc đan xen giữa những yếu tố thực tế và tưởng tượng đôi khi là các tình tiết chỉ được viết ra bởi những nhà biên kịch thông qua một số lời đồn đoán chưa có cơ sở kiểm chứng, khiến cho các bộ phim tiểu sử chứa đựng nhiều sự kịch tính nhưng cũng gặp phải không ít sự phản ứng trái chiều từ những người trong cuộc. Nhiều bộ phim trong số đó nhận về chỉ trích từ người thân cũng như chính nhân vật mà họ sử dụng để làm nguyên mẫu trong phim.

Ảnh: DreamWorks

Ảnh: DreamWorks

The Fifth Estate (2013)

Ra mắt vào năm 2013 với sự tham gia của nam tài tử Benedict Cumberbatch trong vai nhà sáng lập trang web chuyên phát tán các tài liệu mật nổi tiếng WikiLeaks, Julian Assange. Tuy nhiên bộ phim vấp phải chính sự phản đối của Assange khi anh cho rằng dự án là “một tác phẩm của chủ nghĩa cơ hội chính trị, ảnh hưởng, trả thù và trên hết là sự hèn nhát”.

Lập trình viên này thậm chí còn viết một bức thư cho Benedict nhằm kêu gọi nam tài tử không tham gia bộ phim bởi anh tin rằng dự án sẽ không mang đến bất kỳ yếu tố tích cực nào cho mình và đồng thời cho biết The Fifth Estate được tạo dựa trên "một cuốn sách lừa dối của một người có ý định chống lại tôi và tổ chức của tôi."

Ảnh: Focus Features

Ảnh: Focus Features

The Theory of Everything (2014)

Dựa trên cuốn hồi ký Travelling to Infinity của Jane Hawking - người từng là vợ cũ của Stephen Hawking, phim kể lại câu chuyện về cuộc hôn nhân kéo dài 3 thập kỷ của Jane và Stephen cũng như quá trình đấu tranh với căn bệnh thần kinh vận động quái ác của nhà vật lý thiên tài.

Dù nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới phê bình cũng như doanh thu phòng vé cao, tuy nhiên tác phẩm bị chính Jane Hawking lên tiếng phản đối. Bà cáo buộc tác phẩm đã xuyên tạc một số yếu tố trong mối quan hệ giữa bà và chồng cũ. Phát biểu tại lễ hội văn học Henley, bà nói: “Tôi thấy điều đó rất khó chịu và tôi không muốn nó xảy ra. Đừng bao giờ tin những gì bạn thấy trên phim ”.

Ảnh: Columbia Pictures

Ảnh: Columbia Pictures

The Social Network (2010)

Thu về 225 triệu USD với kinh phí chỉ 40 triệu USD cùng 8 đề cử Oscar, The Social Network là một thành công lớn trên cả khía cạnh phê bình và thương mại của thể loại phim tiểu sử - chính kịch trong thế kỷ 21.

Tác phẩm kể câu chuyện về Mark Zuckerberg - nhà sáng lập và giám đốc điều hành của mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook. Từ một chàng sinh viên năm hai Đại học Harvard, Mark đã quyết tâm tạo ra một trang web ban đầu với mục đích là môi trường hẹn hò trực tuyến cho sinh viên sau khi bị bạn gái bỏ rơi.

Tuy nhiên, phản hồi của nhân vật chính về bộ phim là không mấy tích cực. Ngoài việc trang phục trong phim được Mark cho là chính xác, nguyên nhân đằng sau lý do thực sự khiến anh tạo ra mạng xã hội này không phải vì mục đích thu hút nhiều cô gái hơn sau khi chia tay. Mark tiết lộ anh không hề độc thân vào thời điểm đó và thậm chí còn đang trong mối quan hệ với người vợ hiện tại, Priscilla Chan.

Where the Buffalo Roam (1980)

Bộ phim kể câu chuyện xoay quanh nhà báo nổi tiếng người Mỹ Hunter S. Thompson và tình bạn khăng khít giữa ông và nhà hoạt động gốc Mexico Carl Lazlo (người sau này bị mất tích bí ẩn vào năm 1974 và Thompson tin rằng chủ mưu là những kẻ buôn bán ma túy hoặc ám sát mang yếu tố chính trị).

Where the Buffalo Roam không nhận được đánh giá tích cực từ giới phê bình. Thompson sau đó cũng lên tiếng chỉ trích tác phẩm.

Where the Buffalo Roam là một đống tào lao kinh khủng. Murray đã làm rất tốt. Nhưng đó là một kịch bản tồi. Bạn không thể đánh bại một kịch bản tồi. Đó là một bộ phim kinh khủng.

Ảnh: Nina Productions

Ảnh: Nina Productions

Nina (2016)

Nina Simone là một ca sĩ, nhạc sĩ và nhà hoạt động dân quyền người Mỹ. Bà sinh năm 1933 và mất năm 2003, được coi là một trong những nghệ sĩ thu âm có ảnh hưởng nhất của thể loại jazz, cabaret và R&B thế kỷ 20. Tạp chí Rolling Stone sau đó vinh danh bà trong danh sách 100 ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại ở vị trí 29 vào năm 2010.

Tác phẩm với sự tham gia của Zoe Saldana trong vai chính tập trung vào khoảng thời gian cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 khi Nina bắt đầu có những biểu hiện nặng hơn của chứng rối loạn lưỡng cực. Bà tỏ ra khó tính, thích đối đầu, hành hung và nghiện rượu tuy nhiên vẫn cố gắng thực hiện những buổi biểu diễn âm nhạc tại Pháp.

Phim ra mắt không thuận lợi tại phòng vé với sự phản hồi thiếu tích cực từ giới phê bình. Nữ diễn viên Saldana cũng cho biết về việc cô hối hận khi tham gia dự án. Cùng với đó, con gái của Simone chỉ trích các nhà biên kịch về chuyện đã lồng ghép mối quan hệ lãng mạn giữa mẹ mình với quản lý, người được cô tuyên bố thực sự là người đồng tính.

Grace of Monaco (2014)

Nữ minh tinh Nicole Kidman vào vai công nương Grace Kelly - người từng là một nữ diễn viên nổi tiếng tại kinh đô điện ảnh Hollywood trước khi chấp nhận lời cầu hôn của Hoàng tử Rainier III, vương quốc Monaco.

Ngay sau khi quá trình ghi hình hoàn tất vào năm 2013, Hoàng tử Albert II, Công chúa Caroline và Công chúa Stéphanie của Monaco đã lên tiếng phản đối bộ phim. Họ cho rằng tác phẩm này là "không cần thiết và không chính xác về mặt lịch sử", và rằng "rất nhiều yêu cầu đối với những thay đổi "đã bị đoàn làm phim phớt lờ. Trước đó, theo nhà viết tiểu sử Jeffrey Robinson, kịch bản của bộ phim đã được Công chúa Caroline xem qua trước khi quay. Cô đã đánh dấu một số điều bị cho sai trái tuy nhiên đạo diễn Olivier Dahan cuối cùng không tiến hành sửa đổi.

Vào ngày 2 tháng 5 năm 2014, Hoàng gia Monaco đã đưa ra một tuyên bố chính thức cho biết: "Hoàng gia xin nhắc lại rằng bộ phim truyện này trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thể được xếp vào loại phim tiểu sử."

Ảnh: eOne

Ảnh: eOne

Diana (2013)

Những câu chuyện về Công nương xứ Wales luôn nhận nhiều bàn tán từ khán giả đại chúng lẫn giới mộ điệu. Cuộc đời của Diana có quá nhiều điều bí ẩn và những mối quan hệ xung quanh bà chưa bao giờ thôi là điểm nhấn được các nhà làm phim khai thác.

Dựa trên cuốn sách Diana: Her Last Love phát hành năm 2001 của Kate Snell, Diana kể lại hai năm cuối đời của Công nương cũng như mối quan hệ lãng mạn giữa cô và bác sĩ phẫu thuật người Pakistan Hasnat Khan. Trả lời tờ Mail on Sunday, Khan cho rằng:

Nó dựa trên những câu chuyện phiếm và những người bạn của Diana nói về một mối quan hệ mà họ không biết nhiều về nó, và một số người thân của tôi cũng không biết nhiều về nó. Tất cả chỉ dựa trên những giả thuyết và những lời đồn thổi.

[..] Bạn có thể nhận ra từ bức ảnh đó rằng tất cả chỉ là phỏng đoán về cách chúng tôi sẽ cư xử với nhau, và họ đã sai. Không có bất kỳ thứ bậc nào trong mối quan hệ của chúng tôi. Cô ấy không phải là công chúa và tôi cũng không phải một bác sĩ.

Ảnh: Universal Pictures

Ảnh: Universal Pictures

 Green Book (2018)

Với sự tham gia của Viggo MortensenMahershala Ali, Green Book lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật về chuyến tham quan Deep South năm 1962 của nghệ sĩ piano người Mỹ gốc Phi Don Shirley và người đánh đàn người Mỹ gốc Ý Frank "Tony Lip" Vallelonga. Kịch bản phim được viết bởi đạo diễn Peter Farrelly cùng với con trai của Lip là Nick Vallelonga và Brian Hayes Currie, dựa trên các cuộc phỏng vấn với Lip và Shirley, cũng như những bức thư Lip viết cho người vợ sau đó của anh ấy.

Phim chiến thắng ở 3 trên 5 đề cử tại Giải thưởng Oscar năm 2019 cũng như mang về doanh thu 321 triệu USD dù kinh phí sản xuất chỉ vỏn vẹn 23 triệu USD.

Phản hồi về bộ phim, chị dâu của Shirley, Patricia, tuyên bố toàn bộ tình bạn được miêu tả trong tác phẩm là quá mức và thực tế đây chỉ là mối quan hệ giữa nhân viên và chủ. Một người họ hàng khác, em trai của Shirley, Maurice cũng không hài lòng với quan điểm rằng Tony đã "dạy" Shirley cách trở thành người da đen. Đồng quan điểm với Patricia, Maurice cho biết:

Anh trai tôi không bao giờ coi Tony là 'bạn' của mình; anh ta là một nhân viên, tài xế riêng của anh ấy. Đây là lý do tại sao ngữ cảnh và sắc thái lại quan trọng như vậy

Vui lòng chờ! Đang tải...
Vui lòng chờ! Đang tải...
Từ năm 2018
Phiên bản 23.05
Theo dõi Cinematone trên:
Hotline: 0927 20 12 18
Thiết kế và phát triển bởi Christ Design
Vận hành bởi Cinematone.info
Nội dung đang được tải...