Quốc hội Hoa Kỳ ban hành đạo luật cấm sao chép hình ảnh và giọng nói của người nổi tiếng

Quốc hội Hoa Kỳ ban hành đạo luật cấm sao chép hình ảnh và giọng nói của người nổi tiếng

Đạo luật này được xem là bước tiến nhằm đối phó với tình trạng giả mạo nổi lên vài năm trở lại đây nhờ sự trỗi dậy mạnh mẽ của các chương trình máy tính tích hợp trí tuệ nhân tạo. Cùng với đó, nó cũng củng cố cuộc đình công lịch sử đang được các nghệ sĩ, diễn viên tại Hoa Kỳ tổ chức nhằm đưa ra một thỏa thuận đàm phán công bằng hơn với Liên minh nhà sản xuất phim và truyền hình Hollywood.

Kinh doanh
13/10 2023

Theo Comicbook, Quốc hội Hoa Kỳ đã ban hành một đạo luật cấm việc tái tạo hình ảnh giống người nổi tiếng bằng AI trái phép . "Đạo luật không giả mạo", còn được gọi là Đạo luật nuôi dưỡng bản gốc, nuôi dưỡng nghệ thuật và giữ an toàn cho giải trí, được giới thiệu bởi liên minh lưỡng đảng của nước này.

Các thượng nghị sĩ Chris Coons, Marsha Blackburn, Amy Klobuchar và Thor Tillis là những người khởi xướng cho dự luật ban đầu. Theo đó, nó sẽ cho phép xây dựng các biện pháp nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chống lại hành vi chiếm đoạt giọng nói và sự giống nhau trong các bản ghi âm và tác phẩm nghe nhìn.

Nó ngăn cản việc “sản xuất một bản sao kỹ thuật số mà không có sự đồng ý của cá nhân hoặc chủ sở hữu quyền hiện hành” trừ khi là một phần của tin tức, vấn đề công cộng, chương trình phát sóng thể thao, phim tài liệu hoặc tác phẩm tiểu sử. Các quyền này sẽ được áp dụng trong suốt cuộc đời của một người và kéo dài thêm 70 năm sau khi họ qua đời.

Chủ tịch Liên đoàn lao động của Hiệp hội diễn viên, nghệ sĩ truyền hình và điện ảnh Hoa Kỳ (SAG-AFTRA) Fran Drescher bày tỏ sự hoan nghênh động thái này của Chính phủ. Bà chia sẻ thêm rằng "Giọng nói và ngoại hình của người biểu diễn đều là một phần bản chất độc đáo của họ và sẽ không ổn khi những thứ đó được sử dụng mà không có sự cho phép. Sự đồng ý là chìa khóa."

Những người sáng tạo trên khắp đất nước đang kêu gọi Quốc hội (Hoa Kỳ) đưa ra các chính sách rõ ràng nhằm điều tiết việc sử dụng và tác động của AI. Quốc hội phải đạt được sự cân bằng phù hợp để bảo vệ quyền cá nhân, tuân thủ Bản sửa đổi thứ nhất nhưng vẫn thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo AI.

Thượng nghị sĩ Chris Coons cho biết thêm.

Hành vi trộm cắp hình ảnh đang gia tăng trong những năm gần đây. Deepfakes trước đây từng được biết đến như một loại thủ thuật VFX dùng để tái tạo lại hình ảnh của những nghệ sĩ quá cố. Tuy nhiên, với khả năng tiếp cận đơn giản hơn nhờ AI và các bài chia sẻ hàng loạt trên mạng, việc tạo ra các hình ảnh như vậy chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay, theo Comicbook.

Nam tài tử Tom Hanks đã trở thành đối tượng lừa đảo cho một dịch vụ nha khoa. Khuôn mặt của ông đã bị sao chép và sử dụng trong đoạn phim quảng bá trái luật khiến người hâm mộ hoang mang.

Đạo luật chống sao chép gương mặt, giọng nói của Chính phủ Hoa Kỳ được đưa ra giữa bối cảnh đình công căng thẳng của SAG-AFTRA. Ảnh: @LegitTaste (X)

Đạo luật chống sao chép gương mặt, giọng nói của Chính phủ Hoa Kỳ được đưa ra giữa bối cảnh đình công căng thẳng của SAG-AFTRA. Ảnh: @LegitTaste (X)

Hay vào đầu năm nay, một bài hát có sự góp mặt của Drake và The Weeknd đã lan truyền trên TikTok và sau đó là YouTube. Nhưng sau cùng người ta phát hiện ra rằng đây chỉ là một sản phẩm tạo ra bởi AI mà không có sự cho phép của cả hai nghệ sĩ. Trào lưu này cũng đang được nhiều người sử dụng để tạo ra các bản cover với chất giọng sử dụng lại từ ngữ điệu của các ca sĩ, thu hút nhiều lượt xem trên mạng xã hội.

Hồi giữa tháng 7 năm nay, báo chính phủ Việt Nam cũng đã cảnh báo người dân về các cuộc gọi sử dụng deepfake nhắm đến hành vi lừa đảo tài chính. Kẻ phạm tội lợi dụng công nghệ học máy tăng cường để tái tạo lại gương mặt người có sức ảnh hưởng, quan chức, người thi hành công vụ và thậm chí cả những người thân trong gia đình để lừa đảo nạn nhân hay đóng các quảng cáo mà chưa được người có liên quan cho phép.

Trước đó, SAG-AFTRA đã tiến hành một cuộc đình công quy mô lớn khiến cho toàn bộ ngành công nghiệp điện ảnh nói riêng và giải trí nói chung tại Hollywood bị ảnh hưởng. Trọng tâm của việc ngừng lao động ngoài việc tạo sức ép lên cơ chế tiền lương, phúc lợi lao động, còn là việc yêu cầu các hãng sản xuất phim công bằng trong việc sử dụng lại các hình ảnh của diễn viên, thứ có thể dễ dàng tạo ra bằng các chương trình máy tính.

Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA), cũng đã kêu gọi chính phủ nước này đưa các trang web nhân bản giọng nói AI vào danh sách vi phạm bản quyền trực tuyến.

Ngành công nghiệp của chúng ta từ lâu đã chấp nhận công nghệ và đổi mới, bao gồm cả AI, nhưng nhiều mô hình gần đây đã vi phạm quyền - về cơ bản là các công cụ trộm cắp hơn là các công cụ mang tính xây dựng hỗ trợ sự sáng tạo của con người.

RIAA cho biết trong một tuyên bố gửi qua email

Theo Interfase.

Vui lòng chờ! Đang tải...
Vui lòng chờ! Đang tải...
Từ năm 2018
Phiên bản 23.05
Theo dõi Cinematone trên:
Hotline: 0927 20 12 18
Thiết kế và phát triển bởi Christ Design
Vận hành bởi Cinematone.info
Nội dung đang được tải...